Đánh giá mức độ Shunt và bất tương xứng thông khí/ tưới máu (V/Q)
Xác định nguyên nhân và đánh giá tình trạng thiếu oxy ở người bệnh; Cung cấp nhận định về các vấn đề hô hấp của người bệnh dựa trên chênh lệch giữa A-a G bình thường và thực tế.
Tính toán dựa trên tuổi (năm), thân nhiệt (độ C), độ cao ước tính so với nước biển (m), FiO2 (%), pCO2 (mmHg), Hệ số hô hấp (%), PaO2 (mmHg) theo công thức: Áp suất khí quyển = 760 × exp(độ cao ước tính so với nước biển/-7000) pH2O = 47 × exp((Thân nhiệt - 37)/18,4) A-a Gradient = (FiO2) × (áp suất khí quyển - pH2O) - (pCO2/ Hệ số hô hấp) + pCO2 × FiO2 × (1 - Hệ số hô hấp)/Hệ số hô hấp – PaO2 A-a G bình thường = 2,5 + (0,21 × Tuổi) Đơn vị tính: mmHg Trong đó: - FiO2 (%): ước tính từ biện pháp cung cấp Oxy trên lâm sàng - PaCO2 và PaO2 (mmHg): lấy từ kết quản xét nghiệm khí máu động mạch (ABG) - Hệ số hô hấp: tỉ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 lấy vào khi hô hấp, thông thường = 0,8
Chênh lệch về AaG bình thường và thực tế sau khi tính toán có thể sử dụng để lựa chọn phương án xử trí tùy theo hướng dẫn chẩn đoán của cơ sở
AaG cao có liên quan đến các vấn đề về vận chuyển oxy/trao đổi khí. Những bệnh này thường liên quan đến các bệnh về phế nang, bệnh mô kẽ hoặc bất thường thông khí/tưới máu (V/Q). Hạ oxy máu với AaG bình thường chỉ dấu tình trạng giảm thông khí với sự rối loạn O2 phế nang bởi CO2 hoặc chất khác. Công thức tính AaG được giả định người bệnh hít thở không khí bình thường, hàm lượng oxy cao trong không khí hít vào có thể làm giảm độ chính xác của công thức.
1. Kanber GJ, King FW, Eshchar YR, et al. The alveolar-arterial oxygen gradient in young and elderly men during air and oxygen breathing. Am Rev Respir Dis 1968; 97:376. 2. Mellemgaard K. The alveolar-arterial oxygen difference: its size and components in normal man. Acta Physiol Scand 1966; 67:10.