Chỉ số oxy (Oxy Index - OI) sử dụng để đánh giá mức độ nghiêm trọng cho suy hô hấp do thiếu oxy ở trẻ em và người lớn, OI cao có tương quan với tăng nguy cơ tử vong.
Chẩn đoán, điều trị liên quan đến suy hô hấp
Dựa vào xét nghiệm, từ các chỉ số FIO2 (%), PaO2 (mmHg) và áp lực đường thở trung bình (cmH2O) theo công thức Chỉ số oxy (OI) = FIO2 × áp lực đường thở trung bình/PaO2 Đơn vị tính: không Nếu không có sẵn thông tin, áp lực đường thở trung bình được tính bằng thời gian hít vào (Ti - giây), nhịp thở (lần/phút), Áp lực hít vào đỉnh (PIP, cmH2O), Áp lực dương cuối kỳ thở ra (PEEP, cmH2O) theo công thức: Áp lực đường thở trung bình = ((Thời gian hít vào × Nhịp thở) / 60) × (PIP – PEEP) + PEEP
Đánh giá tình trạng suy hô hấp do thiếu oxy theo bảng chỉ số oxy: Mức độ: Ngưỡng trẻ em; Ngưỡng người lớn - Nhẹ: OI < 15; OI < 8 - Trung bình: OI ≥ 15 và OI < 25; OI ≥ 8 và OI < 16 - Nặng: OI ≥ 25 và OI < 40; OI ≥ 16 và OI < 40 - Rất nặng: OI ≥ 40; OI ≥ 40
OI thường được sử dụng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của suy hô hấp do thiếu oxy ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, trẻ em và người lớn. Ở trẻ sơ sinh, những chỉ số này được sử dụng phổ biến nhất ở trẻ mắc tăng áp phổi dai dẳng (PPHN: persistent pulmonary hypertension of the newborn) hoặc thoát vị hoành bẩm sinh (CDH: congenital diaphragmatic hernia). Ở bệnh nhi và người lớn, OI có thể được sử dụng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của ARDS: hội chứng suy hô hấp cấp tính. Giá trị OI tương quan thuận với nguy cơ tử vong. Ở bệnh nhi, OI <8 là một chỉ số cho thấy có thể phù hợp để thực hiện kiểm tra mức độ sẵn sàng rút ống nội khí quản; OI ≥40 là dấu hiệu cho thấy có thể phù hợp để chuyển đến trung tâm ECMO.
1. Trachsel D, McCrindle BW, Nakagawa S, Bohn D. Oxygenation index predicts outcome in children with acute hypoxemic respiratory failure. Am J Respir Crit Care Med 2005; 172:206. 2. Spicer A, Lo V, Khemani RG, et al. Oxygenation index independently predicts mortality in pediatric acute lung injury in the era of low tidal volume ventilation. Pediatr Acad Soc Conf 2013; 2912. 3. Khemani RG, Smith LS, Zimmerman JJ, Erickson S. Pediatric acute respiratory distress syndrome: definition, incidence, and epidemiology: proceedings from the Pediatric Acute Lung Injury Consensus Conference. Pediatr Crit Care Med 2015;16:S23. 4. Golombek SG, Young JN. Efficacy of inhaled nitric oxide for hypoxic respiratory failure in term and late preterm infants by baseline severity of illness: a pooled analysis of three clinical trials. Clin Ther 2010; 32:939.