Chỉ số khối cơ thể được tính toán dựa trên chiều cao và cân nặng để đánh giá mức độ thiếu/thừa cân, béo phì. BMI ở trẻ em và thanh niên thường cao hơn người lớn, cần sử dụng phân phối để đánh giá.
Đánh giá tình trạng phát triển và chế độ dinh dưỡng để có các điều chỉnh phù hợp.
Căn cứ độ tuổi (tháng), chiều cao (cm), cân nặng (kg). Tính toán giá trị BMI và so sánh với phân phối BMI ở độ tuổi tương ứng thông qua giá trị z (tính theo Trung vị, L và Phương sai tương ứng độ tuổi) BMI = (Cân nặng)/(Chiều cao/100)^2 Tháng tuổi = tuổi (năm) × 12 z = ((BMI / Trung vị)L – 1) / (L × Phương sai) BMI tại 0,95 = Trung vị × ((L × Phương sai × 1,645) + 1)(1 / L)
Phân phối tương ứng của BMI tính được được so theo bảng giá trị z: Phân phối BMI Diễn giải - Khoảng phân phối từ 0 tới 0,05: Thiếu cân - Khoảng phân phối từ 0,05 tới 0,85: Bình thường - Khoảng phân phối từ 0,85 tới 0,95: Thừa cân - Khoảng phân phối từ 0,95 trở lên và thấp hơn 120% của BMI tại 0,95 VÀ BMI < 35kg/m^2: Béo phì độ 1 (nhẹ) - Khoảng phân phối từ 120% đến 140% của BMI tại 0,95 HOẶC BMI ≥ 35kg/m^2: Béo phì độ 2 (nghiêm trọng) - Khoảng phân phối từ cao hơn hơn 120% của BMI tại 0,95 HOẶC BMI ≥ 40kg/m^2: Béo phì độ 3 (nghiêm trọng)
Công cụ tính toán này dựa trên tài liệu tham khảo về mức tăng trưởng của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC).[1]
1. Centers for Disease Control and Prevention, National Center for Health Statistics. Clinical growth charts. https://www.cdc.gov/growthcharts/clinical_charts.htm