Đánh giá tình trạng người bệnh mắc bệnh cấp tính dựa trên triệu chứng và lâm sàng.
Là công cụ theo dõi, phát hiện các người bệnh có nguy cơ, để làm căn cứ ưu tiên đưa ra các can thiệp sớm.
Căn cứ vào các yếu tố thực thể và lâm sàng theo thang điểm: 1. Nhịp thở (lần/phút) 12 - 20: 0 9 - 11: 1 21 - 24: 2 ≤ 8 hoặc ≥ 25: 3 2. SpO2 (%) Không suy hô hấp do tăng CO2 máu: ≥ 96%: 0 94 - 95%: 1 92 - 93%: 2 ≤ 91%: 3 Có suy hô hấp do tăng CO2 máu: 88 - 92% không thở oxy hoặc ≥ 93% thở khí phòng: 0 86 - 87% không thở oxy hoặc 93 - 94% thở oxy: 1 84 - 85% không thở oxy hoặc 95 - 96% thở oxy: 2 ≤ 83% không thở oxy hoặc ≥ 97% thở oxy: 3 3. Hỗ trợ hô hấp: Thở khí phòng: 0 Thở oxy: 2 4. Huyết áp tâm thu (mmHg) 111 - 219: 0 101 - 110: 1 91 - 100: 2 ≤ 90 hoặc ≥ 220: 3 5. Mạch (nhịp/phút) 51 - 90: 0 41 - 50 hoặc 91 - 110: 1 111 - 130: 2 ≤ 40 hoặc ≥ 131: 3 6. Tình trạng ý thức Alert: Tỉnh táo: 0 CVPU*: 3 7. Thân nhiệt 36,1 - 38 độ C: 0 35,1 - 36 hoặc 38,1 - 39 độ C: 1 ≥ 39,1 độ C: 2 ≤ 35 độ C: 3
Tính tổng điểm và tra cứu theo bảng: Điểm Kết luận 0 đến 4: (Không có tiêu chí nào 3 điểm) Nguy cơ thấp, tiếp tục theo dõi NEWS 2 3 đến 4: (Có tiêu chí 3 điểm) Nguy cơ trung bình thấp, đánh giá lại, theo dõi mỗi 1h 5 đến 6: Nguy cơ trung bình, chuẩn bị đội phản ứng nhanh, theo dõi tối thiểu mỗi 1h 7 đến 20: Nguy cơ cao, chuẩn bị hồi sức, cân nhắc ICU, theo dõi liên tục
NEWS2 dựa trên một hệ thống tính điểm tổng hợp đơn giản, trong đó điểm số được tính từ các phép đo sinh lý, được ghi lại trong thực hành thông thường khi người bệnh đến khám hoặc đang được theo dõi trong bệnh viện. CVPU: Lú lẫn (C) mới xuất hiện: người bệnh có thể tỉnh táo nhưng bối rối hoặc hoặc mất định hướng. Cần phân biệt với tình trạng trước đó để đánh giá xuất hiện lú lẫn “mới” hoặc trầm trọng hơn, người bệnh cũng có thể mê sảng, kích động hoặc có các thay đổi khác. Đáp ứng với lời nói(V): người bệnh phản hồi khi NVYT hỏi chuyện, đáp ứng có thể gồm mở mắt, cử động tay hoặc tiếng nói (có thể không cần rõ nghĩa) sau khi nghe lời nói. Đáp ứng với kích thích đau (P): người bệnh có phản xạ tránh khi bị kích thích đau, có thể co hoặc duỗi cơ không chủ ý. Người đánh giá nên thận trọng và được đào tạo phù hợp khi thực hiện kích thích đau. Không phản ứng (U): người bệnh không còn phản ứng về lời nói hay phản xạ.
1. Spagnolli W, Rigoni M, Torri E, et al. Application of the National Early Warning Score (NEWS) as a stratification tool on admission in an Italian acute medical ward: A perspective study. Int J Clin Pract 2017; 71(3-4). 2. Royal College of Physicians. National Early Warning Score (NEWS) 2: Standardising the assessment of acute-illness severity in the NHS. Updated report of a working party. London: RCP 2017 Available at: https://www.rcplondon.ac.uk/projects/outputs/national-early-warning-score-news-2 (Accessed on February 21, 2020).