Đánh giá nguy cơ chảy máu ở người bệnh rung nhĩ có dùng thuốc chống đông.
Đánh giá và lựa chọn hướng điều trị phù hợp, phòng ngừa chảy máu.
Căn cứ vào các yếu tố thực thể theo thang điểm: 1. Tăng huyết áp: 1 2. Chức năng gan bất thường: 1 3. Chức năng thận bất thường: 1 4. Đột quỵ (tiền sử): 1 5. Xu hướng chảy máu: 1 6. INR không ổn định ở người bệnh dùng warfarin: 1 7. Thuốc: dùng đồng thời thuốc chống kết tập tiểu cầu (ví dụ: aspirin, clopidogrel, ticlopidine, thuốc chống viêm không steroid): 1 8. Sử dụng rượu quá mức đồng thời: 1
Tính tổng điểm và tra cứu theo bảng: Điểm Kết luận 0 đến 1: Nguy cơ chảy máu tương đối thấp (1,02 - 1,13 trên 100 người bệnh-năm) 2: Nguy cơ chảy máu trung bình (1,88 trên 100 người bệnh-năm) 3 đến 5: Nguy cơ chảy máu cao (3,74 - 8,70 trên 100 người bệnh-năm) Trên 5: Nguy cơ chảy máu rất cao (chưa đủ dữ liệu trên 100 người bệnh-năm)
*Chức năng gan bất thường: Bệnh gan mạn tính (ví dụ, xơ gan) hoặc bằng chứng sinh hóa cho thấy chức năng gan bị suy giảm đáng kể (ví dụ, bilirubin >2 x giới hạn trên và một hoặc nhiều men gan >3 giới hạn trên) **Chức năng thận bất thường: Lọc máu mạn tính, ghép thận hoặc creatinine huyết ≥2,26 mg/dL (200 micromol/L) Xu hướng chảy máu: rối loạn chảy máu hoặc đợt chảy máu trước đó cần nhập viện hoặc truyền máu INR không ổn định: INR không ổn định hoặc cao hoặc <60% các giá trị INR đo được trong phạm vi điều trị
1. Lip GY. Implications of the CHA(2)DS(2)-VASc and HAS-BLED Scores for thromboprophylaxis in atrial fibrillation. Am J Med 2011; 124:111.