Đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm khớp dạng thấp theo tốc độ lắng hồng cầu (ESR)
Đánh giá mức độ bệnh viêm khớp dạng thấp để lựa chọn phương án điều trị và đánh giá hiệu quả khi theo dõi trị liệu.
Căn cứ vào Tốc độ lắng hồng cầu (Erythrocyte Sedimentation Rate – ESR) (mm/giờ), triệu chứng thực thể, đánh giá của người bệnh về mức độ hoạt động của bệnh: 1. Người bệnh tự đánh giá về mức độ hoạt động của bệnh theo thang điểm 100 (bệnh hoạt động tối đa): 0 – 100 2. Số lượng khớp bị cứng: 1 điểm/khớp/bên 3. Số lượng khớp bị sưng: 1 điểm/khớp/ bên Các khớp xem xét (tổng 28 khớp): 02 khớp vai 02 khớp khuỷu tay 02 khớp cổ tay 20 khớp bàn tay: 10 khớp bàn đốt và 10 khớp gian ngón 02 khớp gối
Tính tổng điểm theo công thức: DAS28-ESR = (0,56 × √(Điểm cứng các khớp) + (0,28 × √(Điểm sưng các khớp) + (0,7 × ln(ESR)) + (0,014 × Điểm người bệnh đánh giá) Sau đó tra cứu theo bảng: Điểm Kết luận 0 đến 2,6: Bệnh thuyên giảm 2,6 đến 3,2: Bệnh hoạt động nhẹ 3,2 đến 5,1: Bệnh hoạt động vừa phải 5,1 trở lên: Bệnh hoạt động mạnh Mức giảm DAS28-ESR trên 0,6 điểm được coi là cải thiện trong điều trị, trên 1,2 điểm là cải thiện đáng kể trong điều trị
Khác với thang điểm 10 của CDAI, SDAI, mức độ đánh giá hoạt động của bệnh của người bệnh là thang điểm 100. Ở bàn tay, các khớp được đánh giá bao gồm khớp bàn ngón (metacarpophalangeal - MCP) từ thứ 1 đến thứ 5, khớp giữ (interphalangeal - IP) của ngón cái và khớp gian ngón gần (proximal interphalangeal - PIP) từ ngón thứ 2 đến thứ 5. Kết quả của thang điểm DAS28-CRP có thể chênh lệch so với thang điểm DAS28-ESR.
1. Aletaha D, Ward MM, Machold KP, et al. Remission and active disease in rheumatoid arthritis: defining criteria for disease activity states. Arthritis Rheum 2005; 52:2625. 2. van der Heijde DM, van 't Hof M, van Riel PL, van de Putte LB. Development of a disease activity score based on judgment in clinical practice by rheumatologists. J Rheumatol 1993; 20:579. 3. Prevoo ML, van 't Hof MA, Kuper HH, et al. Modified disease activity scores that include twenty-eight-joint counts. Development and validation in a prospective longitudinal study of patients with rheumatoid arthritis. Arthritis Rheum 1995; 38:44. 4. Saag KG, Teng GG, Patkar NM, et al. American College of Rheumatology 2008 recommendations for the use of nonbiologic and biologic disease-modifying antirheumatic drugs in rheumatoid arthritis. Arthritis Rheum 2008; 59:762.