Đánh giá mức độ nghiêm trọng của chứng mất ngủ
Phát hiện và đánh giá nhận thức của người bệnh về mức độ nghiêm trọng của chứng mất ngủ, đánh giá tác động trên hoạt động trong ngày và theo dõi phản ứng điều trị.
Căn cứ vào câu trả lời của người bệnh cho 7 câu hỏi về giấc ngủ được xây dựng dựa trên thang đo Likert 5 mức độ: 1. Khó đi vào giấc ngủ 2. Khó duy trì giấc ngủ 3. Gặp vấn đề với thức dậy quá sớm Điểm: Không – 0 Nhẹ – 1 Trung bình – 2 Nặng – 3 Rất nặng – 4 4. Mức độ HÀI LÒNG của bạn với tình trạng giấc ngủ HIỆN TẠI? Rất hài lòng: 0 Hài lòng: 1 Tương đối hài lòng: 2 Không hài lòng: 3 Rất không hài lòng: 4 5. Việc vấn đề về giấc ngủ của bạn ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống có DỄ CHÚ Ý với người khác không? Hoàn toàn không: 0 Một chút: 1 Tương đối dễ chú ý: 2 Gây chú ý: 3 Gây chú ý nhiều: 4 6. Mức độ LO LẮNG của bạn về vấn đề giấc ngủ hiện tại? Hoàn toàn không: 0 Một chút: 1 Tương đối lo lắng: 2 Lo lắng: 3 Rất lo lắng: 4 7. Đánh giá mức độ các vấn đề về giấc ngủ ẢNH HƯỞNG tới công việc hàng ngày của bạn THỜI ĐIỂM HIỆN TẠI? Hoàn toàn không: 0 Một chút: 1 Ảnh hưởng tương đối: 2 Ảnh hưởng nhiều: 3 Ảnh hưởng rất nhiều: 4
Tính tổng điểm & tra cứu theo bảng Điểm Kết luận 0 đến 7: Không nghiêm trọng 8 đến 14: Mất ngủ dưới ngưỡng 15 đến 21: Mất ngủ trung bình 22 đến 28: Mất ngủ nghiêm trọng
Thang điểm không phân biệt giữa mất ngủ vô căn hoặc mất ngủ do bệnh, do liệu pháp điều trị hoặc do thuốc.
1. Morin CM, Insomnia, psychological assessment and management. Guilford Press, New York, 1993